Đi tìm công cụ trợ lực

Không để cơ chế làm “tổn thương”

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng trong buổi gặp gỡ báo chí đầu năm nay đã đưa ra nhận định, những tháng đầu năm 2023 tiếp tục là giai đoạn khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng bị thu hẹp do áp lực về dòng tiền ngắn hạn, lãi vay và thị trường xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Dũng, thanh khoản của các ngân hàng gặp nhiều áp lực và lãi suất cho vay tăng cao khiến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp gần như bế tắc.

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích kỹ thêm về thực trạng của nhiều doanh nghiệp đang ở thế mong manh, dễ đổ vỡ. Theo ông Việt, thực trạng này diễn ra ở không chỉ khu vực nhà nước, tư nhân mà cả ở nhóm phi chính thức. “Doanh nghiệp nhà nước thì báo lỗ nghìn tỷ, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có lãi nay quy mô giảm mạnh so với năm trước. Năm 2022, 600 nghìn lao động mất việc. Khu vực phi chính thức (5,2 triệu hộ kinh doanh), chủ yếu là dịch vụ vẫn chưa thực sự phục hồi. Như du lịch, sự hồi phục mới ghi nhận ở thị trường nội địa, cầu trong nước không cao. Khách quốc tế chưa quay lại như kỳ vọng…”, ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, có 3 nguyên nhân lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đó là cú sốc về cầu; xáo trộn, bất ổn định tâm lý trong kinh doanh và nguồn tiếp cận vốn bị chặn. Ngay như về cầu, 3 tháng liên tiếp, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) đo lường “sức khoẻ” ngành sản xuất xuống dưới 50. Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng. Niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và triển vọng vào sự ổn định của thị trường cũng phần nào sụt giảm khiến các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế bị dừng lại. Từ đó, doanh nghiệp buộc phải phụ thuộc nhiều vào tín dụng, gây căng thẳng thanh khoản.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, theo ông Việt, mỗi đối tượng, ngành hàng cần có giải pháp đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, có 3 công cụ hỗ trợ gồm: tiền tệ; tài khoá và chính sách thể chế. Đối với giải pháp tiền tệ, dư địa chính sách của Việt Nam tương đối hạn hẹp, ràng buộc nhiều yếu tố. “Nguy cơ lạm phát hiện hữu, nếu dùng chính sách tiền tệ thì không thể đảm bảo vừa cứu doanh nghiệp, lại đảm bảo được kinh tế vĩ mô”, ông Việt phân tích.

Ông Việt đề xuất: “Gói hỗ trợ 347 nghìn tỷ đồng của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cần được thực hiện tốt hơn, rà soát những vấn đề không khả thi thời gian qua, như mua sắm thiết bị y tế… để xem xét điều chỉnh lại. Ngoài ra, tôi kỳ vọng gói giãn hoãn thuế vẫn bao gồm hỗ trợ giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT). Chúng ta có 13 triệu lao động chính thức, dù thu nhập nhích lên nhưng vẫn thấp so với mức tăng chi tiêu. Sức ép tiêu dùng, chi tiêu của người lao động là rất lớn. Việc giảm 2% VAT cần kéo dài. Chính sách nên duy trì như năm ngoái, hoặc ít nhất 6-9 tháng mới đủ tác động tới doanh nghiệp”.

TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Vinasme) ủng hộ đề xuất gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất. Tuy nhiên, thời gian nên để 12 tháng, thay vì 3-6 tháng như dự thảo hiện nay của Bộ Tài chính. “Thời gian 3-6 tháng không đủ cho doanh nghiệp quay vòng vốn. Cũng từng ấy quy trình, thủ tục, ngân sách nhà nước không mất đi, nhưng doanh nghiệp như được vay vốn 0% lãi suất”, ông Nam nêu ý kiến.

Khơi dòng vốn, hạ lãi suất

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Vinasme) nhận định, năm 2023, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức. Qua khảo sát ở cộng đồng doanh nghiệp, ông Nam cho rằng những khó khăn chính hiện nay của doanh nghiệp là vấn đề tiếp cận vốn, lãi vay; cầu trong nước, quốc tế suy giảm; vấn đề thủ tục hành chính…

So sánh với các nước trong khu vực, lãi suất cho vay 13-15%/năm tại Việt Nam là tương đối cao. Theo đó, việc triển khai cấp bù lãi suất là rất cần thiết, để thúc đẩy ngân hàng mở rộng quy mô vốn vay cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên,theo đánh giá của ông Nam, điểm nghẽn lớn nhất khi doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ là tiêu chí “có khả năng phục hồi”. Đây là nội dung khó xác định, chứng minh. Đồng thời, việc đưa ra tiêu chí này có thể gây ra tình trạng trục lợi chính sách. Do đó, đại diện Vinasme đề xuất bỏ tiêu chí trên.

“Nên làm rõ hơn các điều kiện cần đáp ứng của gói hỗ trợ lãi suất, để doanh nghiệp có thể chất vấn ngân hàng khi bị gây khó dễ và từ chối cho vay. Đây là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Việc thanh, kiểm tra là bắt buộc, tuy nhiên cần quy định rõ, công tác này chỉ gói gọn trong chương trình hỗ trợ lãi suất, tránh tình trạng lan sang nội dung khác, gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp”, ông Nam nói.

Bất chấp những khó khăn hiện tại, ông Nam chia sẻ tín hiệu vui, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông Nam lấy ví dụ: “Thị trường Trung Quốc mở cửa, doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp, thuỷ sản đứng trước cơ hội hồi phục lớn, rất cần vốn với chi phí hợp lý, môi trường thông thoáng để phát triển, mở rộng kinh doanh”.


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.