Chứng khoán liên tục tăng, Phố Wall có đang bỏ qua nhiều dấu hiệu nguy hiểm?
Chứng khoán liên tục tăng, Phố Wall có đang bỏ qua nhiều dấu hiệu nguy hiểm?
Trong bối cảnh thách thức từ DeepSeek, căng thẳng thương mại và địa chính trị leo thang, cùng nhiều biến động kinh tế khác, giá cổ phiếu vẫn duy trì được sự ổn định đáng kinh ngạc. Các nhà đầu tư Mỹ dường như đang bỏ qua nhiều rủi ro tiềm ẩn ngay trước mắt.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) công bố vào ngày 12/02 là một minh chứng điển hình. CPI lõi – chỉ số đã loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – đã tăng vượt dự báo. Thông thường, một báo cáo lạm phát “nóng” như vậy sẽ làm giảm mạnh kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong tương lai gần. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường lại khá thờ ơ: Chỉ số Dow Jones và S&P 500 chỉ giảm nhẹ, còn Nasdaq gần như đi ngang.
Một tín hiệu đáng quan ngại khác đến từ báo cáo kỳ vọng lạm phát mới nhất của Đại học Michigan. Kết quả khảo sát cho thấy bức tranh phức tạp với hai góc nhìn trái ngược. Mặc dù kỳ vọng lạm phát tổng thể tăng lên, nhưng có sự phân hóa rõ rệt theo quan điểm chính trị: Đảng viên Cộng hòa kỳ vọng lạm phát gần như bằng không, trong khi đảng viên Dân chủ lại dự báo lạm phát sẽ tăng mạnh.
Khảo sát về kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan
|
Nhìn theo hướng lạc quan, cuộc khảo sát này có thể đã mất đi ý nghĩa tham khảo vì chỉ phản ánh thiên kiến chính trị. Tuy nhiên, cách giải thích thận trọng hơn cho thấy một vấn đề nghiêm trọng: Kỳ vọng lạm phát đang “mất đi mỏ neo” – một thuật ngữ kinh tế học chỉ tình trạng niềm tin về lạm phát tương lai không còn ổn định. Điều này tạo ra thách thức đặc biệt cho Fed trong việc điều hành chính sách tiền tệ, bởi kỳ vọng lạm phát ổn định là một trong những yếu tố quan trọng giúp Fed kiểm soát lạm phát thực tế.
Rủi ro từ cuộc chiến thương mại
Thị trường dường như cũng đang phớt lờ những rủi ro từ một cuộc chiến thương mại. Khi Trump công bố áp thuế 25% với Canada và Mexico, cùng thuế 10% với Trung Quốc, thị trường đã sụt giảm, nhưng cũng nhanh chóng hồi phục sau khi Tổng thống Mỹ quyết định hoãn áp dụng các mức thuế này trong một tháng.
Đáng chú ý, khi Trump thông báo thêm thuế mới đối với nhôm, thép nhập khẩu và áp dụng thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ, thị trường hầu như không phản ứng. Thị trường dường như cũng phớt lờ cả những cảnh báo từ CEO của Ford Motor về nguy cơ hỗn loạn có thể xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô.
“Thị trường thực sự kém trong việc đánh giá các kết quả nhị phân (binary outcomes)”, George Pearkes, Chuyên gia chiến lược thị trường nhận định về những sự kiện hoặc xảy ra hoặc không xảy ra, như khả năng bùng nổ một cuộc chiến thương mại. Ông dẫn lại ví dụ về sự sụp đổ do COVID-19: “Chúng ta đã ghi nhận các ca bệnh ở Mỹ vào tháng 1/2020, ca tử vong công khai đầu tiên vào ngày 09/01/2020, bộ gen được giải mã vào ngày 10/01/2020, nhưng thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm cho đến tận ngày 19/02/2020”.
Diễn biến của S&P 500 sau khi xuất hiện ca COVID-19 đầu tiên ở Mỹ
|
Tương tự, biểu đồ phản ứng của thị trường trong giai đoạn 2017-2018 cho thấy một khuôn mẫu đáng chú ý: Thị trường chứng khoán hoàn toàn phớt lờ những dấu hiệu về cuộc chiến thương mại của Trump cho đến khi nó trở thành thực tế.
Thị trường chứng khoán cũng đang bỏ qua nhiều rủi ro quan trọng khác. Nổi bật là tình trạng bế tắc giữa Hạ viện và Thượng viện Mỹ trong việc thống nhất ngân sách. Ngay cả trong kịch bản tích cực – khi Quốc hội đồng ý gia hạn các chính sách từ Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm – thì cũng không tạo thêm động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, mà chỉ duy trì hiện trạng. Đáng lo ngại hơn là việc chưa xác định được mức cắt giảm chi tiêu cần thiết để bù đắp cho việc duy trì mức thuế thấp – một hình thức thắt chặt tài khóa có thể tạo áp lực giảm lên giá cổ phiếu.
Bên cạnh những rủi ro về kinh tế, rủi ro địa chính trị cũng đang hiện hữu khi Trump cảnh báo sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu Hamas không thả tất cả con tin vào ngày 15/2. Những phát biểu hiếu chiến này đã đặt Chính phủ Israel vào thế khó, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ căng thẳng leo thang.
Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật đang phát đi những tín hiệu đáng chú ý. Thị trường đang bước vào giai đoạn thường tăng của chỉ số VIX – còn được gọi là “chỉ số sợ hãi”, vốn đo lường mức độ biến động và lo ngại của nhà đầu tư. Điều này làm tăng khả năng xuất hiện những đợt biến động mạnh trong tương lai gần.
Rủi ro đuôi ám chỉ rủi ro từ những sự kiện tuy ít có khả năng xảy ra nhưng sẽ tạo ra tác động nghiêm trọng đến thị trường nếu xuất hiện.
|
Đáng chú ý hơn, chỉ số SKEW – công cụ đo lường chi phí phòng ngừa rủi ro đuôi (tail risk) – đã leo lên mức cao nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Để hiểu rõ hơn, chỉ số SKEW hoạt động như một thước đo về mức độ lo ngại của các nhà đầu tư chuyên nghiệp về khả năng xảy ra những biến cố bất ngờ có tác động tiêu cực lớn đến thị trường.
Mặc dù các chỉ số này chưa chạm ngưỡng cực đoan, nhưng trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn bao giờ hết để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Vũ Hạo (Theo MarketWatch)
FILI
– 11:58 14/02/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.