Chưa có dự án điện mặt trời, điện gió nào được chuyển tiếp

Phải đàm phán lại giá mua bán điện

Theo Quyết định 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, mức giá trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,90 đồng/kWh, điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh.

Giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Khung giá này sẽ là cơ sở để EVN và đơn vị phát điện mặt trời, điện gió đàm phán ký hợp đồng cho các dự án chuyển tiếp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT.

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 3/10/2022, quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, có 16 dự án điện mặt trời và 62 dự án điện gió trong diện chuyển tiếp, tức là những dự án đã đầu tư, triển khai nhưng chưa kịp hoàn thành trước hạn giá FIT ưu đãi hết hiệu lực, với điện mặt trời là 1/1/2021 và điện gió 1/11/2021.

Theo ông Lê Sỹ Khôi, Trưởng phòng quản lý Công nghiệp-Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, địa phương có 14 dự án điện gió được cấp chủ trương đầu tư với tổng công suất 800MW. Tuy nhiên, thời điểm giá FIT hết hạn (31/10/2021), chỉ có 3 dự án với công suất 100 MW kịp phát điện thương mại để được hưởng giá FIT. Tính đến thời điểm hiện nay đã có thêm 3 dự án điện gió với công suất trên 200MW đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa thể vận hành thương mại.

“Mặc dù Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 21/QĐ-BCT về khung giá điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, tuy nhiên, để được đấu nối vận hành thương mại EVN cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương (Công văn số 172/EVN-TTĐ ngày 13/01/2023) sớm ban hành Thông tư quy định phương pháp thỏa thuận giá phát điện và mẫu hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện chuyển tiếp”, ông Khôi cho biết.

Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Thanh, cho biết, địa phương đã cấp chủ trương đầu tư cho 18 dự án điện gió với tổng công suất 1.345MW, trong đó đã có 11 dự án đi vào khởi công trong năm 2020 với tổng công suất gần 500MW. Đến ngày giá FIT hết hạn (31/10/2021) chỉ có 4 dự án được đưa vào vận hành thương mại với công suất 110,8MW (trong đó 2 dự án vận hành 100% nhà máy).

“Hiện nay, Sở đã yêu cầu các chủ đầu tư dự án báo cáo lại tiến độ thực hiện của tất cả các dự án đang đầu tư dang dỡ, dự kiến trong tuần tới sẽ có báo cáo tổng hợp về các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn”, ông Thanh cho hay.

Qua tìm hiểu của Nhadautu.vn , cho tới thời điểm hiện nay 16 dự án điện mặt trời và 62 dự án điện gió trong diện chuyển tiếp vẫn chưa có dự án nào ký hợp đồng PPA với EVN theo khung giá mới do chưa thực hiện đàm phán lại giá mua bán điện.

Chưa có dự án điện mặt trời, điện gió nào được chuyển tiếp - Ảnh 1.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều dự án điện gió bị chậm tiến độ, không kịp vận hành trước khi giá FIT hết hạn. Ảnh QB

Nhà đầu tư “ngồi trên lửa”

Chia sẻ với Nhadautu.vn một doanh nghiệp đầu tư điện gió than vãn: thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021 là giai đoạn các doanh nghiệp đầu tư điện gió “chạy nước rút” để kịp hoàn thành đưa nhà máy đi vào vận hành trước khi giá FIT hết hạn (31/10/2021).

Tuy nhiên, thời diểm đó dịch COVID-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Trong điều kiện đó, việc tổ chức thi công dự án cũng như nhập khẩu, vận chuyển thiết bị phục vụ cho dự án cũng hết sức khó khăn. Chính vì thế mà rất nhiều dự án điện gió bị trễ tiến độ, vượt tổng mức đầu tư dự kiến do chi phí tăng.

“Ngay sau khi tình hình dịch bệnh lắng dịu, chúng tôi đã bắt tay thi công ngày, đêm nhưng vẫn không kịp đấu nối để hưởng giá FIT. Tính đến nay, mặc dù dự án của chúng tôi đã hoàn thành hơn 1 năm nhưng chưa thể đi vào vận hành thương mại vì chờ ký kết lại PPA. Dự án hoàn thành nhưng không vận hành được, chúng tôi không có doanh thu nhưng vẫn phải trả lãi vay và chịu các chi phí về bảo dưỡng, bảo vệ…doanh nghiệp đang lâm vào thế vô cùng khó khăn”, đại diện doanh nghiệp đầu tư điện gió than thở.

Trao đổi với Nhadautu.vn , nhiều doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời cho biết, khung giá điện cho dự án chuyển tiếp mà Bộ Công Thương vừa ban hành (Quyết định 21/QĐ-BCT) thấp hơn từ 17-30% so với cơ chế giá FIT ưu đãi trước đây. Mặt khác, đây là mức giá tối đa để EVN và các nhà phát triển năng lượng đàm phán giá mua điện. Tức là giá mua thực tế từ các dự án điện tái tạo chuyển tiếp có thể từ bằng hoặc thấp hơn mức giá này. Tuy nhiên, do Bộ Công Thương không đưa ra mức giá sàn. Như vậy, liệu EVN có mua điện với giá có lợi cho các doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời hay không?

“Một vướng mắc khác là Quyết định 21/QĐ-BCT cũng không đưa ra thời hạn mua điện và chưa ban hành hướng dẫn hợp đồng mẫu nên các địa phương rất khó hướng dẫn cho các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời thực hiện”, một công chức phụ trách mảng năng lượng tái tạo của tỉnh Sóc Trăng cho biết.


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.