Chính sách tiền tệ đa mục tiêu và yêu cầu giảm lãi suất của NHNN
“Giảm lãi suất điều hành” là từ khoá trên thị trường tài chính tuần qua. Một số ý kiến dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ sớm giảm lãi suất điều hành trong cuối tuần này hoặc đầu tuần sau nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm 4 tháng tiếp tục suy giảm, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng nhanh và tín dụng tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, để NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành sau 2 lần giảm liên tiếp vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua có thể cần nhiều yếu tố để hỗ trợ, đặc biệt là bối cảnh quốc tế.
Theo đó, trong cuộc họp mới đây diễn ra ngày 18/5, quan điểm của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang ngày càng chia rẽ về việc nên tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 tới hay tạm dừng lộ trình thắt chặt tín dụng. Một số người có quan điểm không quá gay gắt gợi ý rằng FED nên bỏ qua đợt tăng trong tháng 6 và tiếp tục thắt chặt vào tháng 7.
Quan điểm này cho thấy sự thận trọng, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng biến động gần đây của ngành ngân hàng và cuộc chiến trần nợ công sẽ kéo tụt kinh tế Mỹ. Các nghị sĩ Mỹ vẫn đang đàm phán nâng trần nợ công trước hạn chót ngày 1/6 để tránh vỡ nợ.
Hiện tại, nhà đầu tư dự đoán FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14/6 và xem xét cả động thái trong tháng 7.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tăng lãi suất thêm 5% trong vòng chưa đầy 1 năm, song lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cao hơn mục tiêu 2% và tỷ lệ thất nghiệp 3,4% đạt mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Cuộc họp đầu tháng này được cho là bước ngoặt với FED, sau khi tăng lãi thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), FED cho biết sẽ đánh giá thận trọng chính sách theo từng phiên họp. Hiện tại, giới chức vẫn đang chờ thêm số liệu kinh tế vĩ mô.
Với việc giảm liên tiếp 2 lần lãi suất điều hành trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, Việt Nam được cho là đang “đi trước” thế giới trong việc giảm bớt thắt chặt tiền tệ. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô gần đây về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cũng dự báo NHNN có thể giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản (0,5%) xuống 5% vào cuối quý II/2023, sau đó lãi suất sẽ duy trì cho đến cuối năm 2025.
Tuy nhiên, tổ chức này nhận định cũng có thể xảy ra tình huống lãi suất sẽ tăng, đặc biệt là vào cuối năm, do NHNN có thể sẽ chú trọng vào sự ổn định của thị trường tài chính hơn là tăng trưởng.
Trong báo cáo mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, lãi suất điều hành của Ngân hàng Trung ương các nước đa phần sẽ đi ngang từ nay tới cuối năm 2023 và có thể bắt đầu hạ lãi suất từ đầu năm 2024 cho đến cuối năm 2025.
Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam cần tiếp tục đa mục tiêu hơn, thêm trọng tâm ổn định tiền tệ – tài chính.
TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cơ quan quản lý cần chuyển trạng thái từ chặt chẽ, thận trọng sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”. Cùng với đó, cần giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, chính sách cơ cấu lại nợ; Hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD theo Đề án 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2023…
Trong thời gian tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. “Chúng ta có thể cân nhắc thêm về bộ ba bất khả thi (Tỷ giá – lạm phát và lãi suất). Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, nước này đã chấp nhận hy sinh tỷ giá để đảm bảo lưu chuyển dòng vốn mà vẫn kiểm soát được rủi ro. Việt Nam có thể cân nhắc để xem nên làm gì lúc này”, TS. Cấn Văn Lực nói.
Tại Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ cách đây hơn một tuần, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong bối cảnh FED tăng lãi suất chậm lại, thanh khoản cải thiện, NHNN sẽ cân nhắc, đánh giá các điều kiện, nếu được sẽ giảm lãi suất điều hành. NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng dẫn lại nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Điều này gây khó khăn, dễ dẫn đến hiệu ứng domino cho cả ngành ngân hàng. Do đó, cần tiếp tục phát triển thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu, khi đó các ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.
NHNN cho biết, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023.
Theo đó, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các NHTM ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các NHTM ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).
Tuy nhiên, tại Hội nghị này, doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất nêu trên là vẫn còn khá cao. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị NHNN giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5 này để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi vay về 7-8%/năm.
“Với lãi suất cho vay quanh 10%/năm doanh nghiệp khó có thể phục hồi”, bà Lý Kim Chi nêu lý do.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.