Bùng nổ quỹ ETF rủi ro cao (phần 2):  Quãng đường dài với nhiều biến động

Bùng nổ quỹ ETF rủi ro cao (phần 2):  Quãng đường dài với nhiều biến động

Hành trình phát triển của ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ tại Mỹ thực sự là một quãng đường dài với nhiều biến động. Dù các sản phẩm này đã xuất hiện tại châu Âu từ năm 2017, phải đến năm 2022 chúng mới chính thức đặt chân lên thị trường Mỹ.

Mặt trái của ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ

Ban đầu, SEC kiên quyết phản đối việc ra mắt loại quỹ này, nhưng những thay đổi trong quy định nhằm hiện đại hóa và đơn giản hóa quy trình thành lập quỹ đã vô tình mở đường cho chúng xuất hiện. Dù đã được phép niêm yết, các nhà quản lý vẫn thường xuyên đưa ra cảnh báo về mức độ phù hợp của các ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ đối với nhà đầu tư cá nhân.

Chỉ một năm sau, Ủy ban Tư vấn Đầu tư của SEC đã lên tiếng cho rằng các sản phẩm này tiềm ẩn rủi ro “khác biệt đáng kể so với ETF thông thường”, chủ yếu do thiếu tính đa dạng hóa. Một số biện pháp được đề xuất, bao gồm cả việc đổi tên các quỹ đòn bẩy để phản ánh rõ hơn mức độ rủi ro mà chúng mang lại.

Benjamin Schiffrin, đại diện nhóm vận động Better Markets tại Washington, nhận định: “Cách công bố thông tin hiện nay có thể chưa thực sự giúp nhà đầu tư cá nhân nhận biết hết mức độ rủi ro của các sản phẩm này. Chúng vốn được thiết kế cho nhà giao dịch chuyên nghiệp nắm giữ trong một ngày, thực sự không hơn”.

Nguyên nhân là đòn bẩy của mỗi quỹ chỉ phát huy hiệu quả trong một ngày giao dịch, sau đó phải được thiết lập lại, kéo theo chi phí phát sinh cho ETF. Chính điều này làm giảm hiệu suất tích lũy theo thời gian và có thể bào mòn số tiền còn lại trong quỹ. Chẳng hạn, ETF double-Strategy do Tuttle điều hành năm nay chỉ đạt lợi suất khoảng 22%, trong khi cổ phiếu MicroStrategy tăng tới 46%. Một rủi ro lớn khác là cơ chế đòn bẩy hai chiều, khiến các quỹ này có thể gây thua lỗ lớn trong thời gian rất ngắn.

Ở Defiance ETFs, đối thủ của Tuttle Capital Management, CEO Sylvia Jablonski cho rằng việc giáo dục và nâng cao nhận thức về ETF hiện nay đã trở nên dễ dàng tiếp cận hơn rất nhiều, và nhà đầu tư cá nhân đã chủ động nắm bắt thông tin.

“Tôi cho rằng ở thời điểm này, thị trường đã có đủ thông tin từ các nhà môi giới và nhà phát hành, nhà đầu tư cũng hiểu rõ mình đang tham gia vào điều gì”, Jablonski, hiện sống tại New York, nhận định. “Các thông tin và công bố hiện nay đã đầy đủ, minh bạch hơn trước rất nhiều”.




Sylvia Jablonski – Ảnh: Defiance ETFs

Đội ngũ năm người của Defiance làm việc linh hoạt từ nhiều địa điểm khác nhau: nhà riêng, không gian làm việc chung và một văn phòng nhỏ tại Miami. Các công việc như giao dịch và tuân thủ pháp lý được thuê ngoài cho các đối tác chuyên biệt. Từ khi ra mắt ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ đầu tiên vào tháng 8, tốc độ tăng trưởng tài sản của Defiance đã tăng vọt, hiện quản lý khoảng 5 tỷ USD. Công ty này đang vận hành hơn 30 quỹ, tập trung vào các doanh nghiệp như MicroStrategy, Rigetti Computing Inc. và Super Micro Computer.

Theo CEO Sylvia Jablonski, giáo dục nhà đầu tư là yếu tố cốt lõi trong vai trò của một nhà quản lý quỹ. Defiance đều đặn phát hành bản tin 2 lần mỗi tuần, đăng tải các bài viết chuyên sâu trên website, đồng thời Jablonski thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, YouTube và các podcast để chia sẻ kiến thức và cập nhật xu hướng mới nhất.“Nhà đầu tư hiểu mình đang tham gia vào điều gì”, ông nói.

Ở phía bên kia, tại căn nhà kiểu tân thuộc địa nơi Tuttle làm việc cùng vợ, anh cũng bày tỏ sự đồng thuận với quan điểm này. Tuttle duy trì bản tin hàng ngày, podcast hàng tuần và các hội thảo trực tuyến hàng tháng để vừa cung cấp kiến thức, vừa xây dựng kết nối với cộng đồng nhà đầu tư. Theo anh, miễn là nhà đầu tư được trang bị đầy đủ thông tin, họ hoàn toàn có quyền tự quyết định nơi rót vốn và mức độ rủi ro mà mình sẵn sàng chấp nhận.

“Một phần của việc học giao dịch là chấp nhận thua lỗ để biết điều gì không nên làm”, Tuttle chia sẻ. “Nếu tôi muốn mất tiền, đó là quyền của tôi với tư cách người Mỹ”.

Khi những kẻ ngoại đạo thách thức các ông lớn

Matthew Tuttle không phải là người đầu tiên đưa ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ ra thị trường Mỹ, dù anh từng khẳng định mình đã góp phần phát triển những sản phẩm đầu tiên trong thời gian ngắn làm việc tại AXS Investments LLC, nơi anh gia nhập sau khi bán lại một loạt quỹ, bao gồm cả sản phẩm “chống Cathie Wood” gây chú ý. Sau Tuttle, các tên tuổi như GraniteShares Inc. và Direxion cũng nhanh chóng tham gia cuộc chơi. Đáng chú ý, ETF Tesla Inc. đòn bẩy gấp đôi của Direxion hiện là quỹ lớn nhất trong phân khúc này, với quy mô lên tới 5.8 tỷ USD.

Tuy nhiên, thành công không chỉ dành cho những người tiên phong. Ngay cả các đơn vị đến sau cũng có thể bứt phá nhờ làn sóng mạnh mẽ từ nhà đầu tư cá nhân, nhóm khách hàng ngày càng mất niềm tin vào hệ thống tài chính truyền thống và chủ động từ chối các phương pháp đầu tư bảo thủ. Tuttle đã tận dụng triệt để xu hướng này, thậm chí trên website công ty của anh còn hiện lên thông điệp “Phố Wall đã lỗi thời”, như một lời khẳng định lập trường khác biệt.

Tuttle từng chia sẻ thẳng thắn: “Nếu tôi muốn mất tiền, đó là quyền của tôi với tư cách người Mỹ”.

Anh cũng thừa nhận: “Những công ty nhỏ như chúng tôi không thể cạnh tranh với BlackRock. Tôi có thể nghĩ ra một ý tưởng sản phẩm tuyệt vời về mặt lý thuyết, nhưng sẽ chẳng ai mua. Nhưng ở đây, bạn có một nhóm khách hàng nhìn nhận mọi thứ khác biệt”.

Chính việc tập trung vào nhóm nhà đầu tư “degen”, những người chấp nhận rủi ro cao và tìm kiếm sự mới lạ, đã mở ra lối đi riêng cho các nhà phát hành trẻ trên thị trường ETF vốn bị chi phối bởi các ông lớn quản lý tài sản. Thực tế, các nhà phát hành mới hiếm khi tiếp cận được các kênh phân phối lớn như BlackRock hay Vanguard, bởi đa số cố vấn tài chính chuyên nghiệp chỉ khuyến nghị hoặc mua các quỹ có mặt trên nền tảng của các ngân hàng lớn, nơi luôn yêu cầu mức tài sản tối thiểu và hồ sơ theo dõi nhất định.

Will Rhind, nhà sáng lập kiêm CEO GraniteShares, nhận xét: “Đó giống như một cuộc chơi khép kín. Bạn phải xây dựng doanh nghiệp quanh những kênh mà mình có thể tiếp cận, và rõ ràng kênh bán lẻ là một trong số đó”.




Will Rhind tại văn phòng chia sẻ ở New York – Ảnh: Rebecca Smeyne/Bloomberg

Khi ETF đòn bẩy dẫn dắt lợi nhuận thị trường

Từ một không gian làm việc chung ngay trung tâm Manhattan, Will Rhind đã đưa GraniteShares vươn lên thành nhà quản lý tài sản hơn 9 tỷ USD, trong đó 3/4 danh mục là các ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ. GraniteShares bắt đầu cung cấp dòng sản phẩm này tại châu Âu từ năm 2019, nhờ đó khi thị trường Mỹ mở cửa cho loại quỹ này, công ty đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

Không muốn mắc phải “cái bẫy đánh giá thấp trí tuệ nhà đầu tư”, Rhind chủ động phát triển các sản phẩm phức tạp hơn, tích hợp thêm chiến lược quyền chọn để tối ưu hóa lợi suất.

Anh chia sẻ: “Hãy xem đây là cách phá vỡ mô hình đầu tư ký quỹ truyền thống, cung cấp đòn bẩy cho thị trường với mức giá dành cho tổ chức. Cơ hội này không chỉ dừng lại ở 20 hay 30 ETF, mà còn rộng mở hơn rất nhiều”.

Trong môi trường khởi nghiệp đầy cạnh tranh, rủi ro thất bại là điều khó tránh khỏi, điều mà Matthew Tuttle hiểu rất rõ. Ngoài việc đứng sau nhiều thương vụ ra mắt quỹ đình đám những năm gần đây, Tuttle cũng từng phải đóng cửa ít nhất một tá sản phẩm trong danh mục ETF của mình, bao gồm các quỹ Jim Cramer và một ETF quốc phòng mang tên “GUNZ”.

Mỗi lần thanh lý sản phẩm đều tốn kém, nhưng chỉ cần một quỹ thành công vượt trội cũng đủ bù đắp tất cả, nhất là khi ETF đòn bẩy cổ phiếu đơn lẻ có tính đặc thù, phức tạp, cho phép nhà phát hành thu phí quản lý cao hơn mặt bằng chung. Chẳng hạn, quỹ double-Strategy do Tuttle quản lý thu phí 1.05%, trong khi mức trung bình ngành với ETF cổ phiếu chỉ là 0.61%.

“Bạn phải xây dựng doanh nghiệp quanh những kênh mà mình có thể tiếp cận”.

Theo ước tính của Bloomberg Intelligence, danh mục ETF đòn bẩy do Tuttle Capital Management quản lý có thể đem về khoảng 35 triệu USD mỗi năm từ phí và doanh thu tài sản quản lý. Defiance và GraniteShares lần lượt có thể thu về khoảng 30 triệu USD và 80 triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, đây chỉ là các con số ước tính vì thu nhập thực tế luôn biến động theo quy mô tài sản, và phần lớn lợi nhuận sẽ được chia sẻ với các đối tác hợp tác cùng mỗi nhà quản lý. Dù vậy, các con số này vẫn cho thấy tiềm năng sinh lời lớn của những doanh nghiệp này, nhất là khi đội ngũ chủ chốt chủ yếu làm việc tại nhà hoặc các văn phòng chia sẻ, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành.

Cuối cùng, thành công của họ vẫn phụ thuộc vào thị trường, như Tuttle từng nói: “Nếu tôi làm một quỹ 2X mà không ai muốn, tôi sẽ mất rất nhiều tiền. Nhưng nếu thị trường cần nó, tôi đang cung cấp cho bạn một công cụ”.

Quốc An (Theo Blooberg)

FILI

– 13:00 13/07/2025


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.