Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả các phân khúc

Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả các phân khúc

Bộ Xây dựng nhận định, trong 6 tháng đầu năm, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả các phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.




Toàn cảnh hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Xây dựng – Ảnh: VGP.

 

Thông tin ghi nhận tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng qua và đánh giá giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2021-2023 của Bộ Xây dựng diễn ra chiều 06/07 cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng 4.74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước.

 

Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng Đậu Minh Thanh cho biết hiện diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 25.6m2 sàn/người. Cùng đó, một số lĩnh vực đạt cao như đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42%, lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%, người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống nước tập trung khoảng 95.1%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm xuống còn 16.3%.

Đáng chú ý, mặc dù tốc độ tăng trưởng của toàn ngành xây dựng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm lại giảm 0.82% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng đó, giá trị sản xuất một số vật liệu xây dựng chủ yếu cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái như sản xuất ximăng đạt 46 triệu tấn, giảm 5% và tiêu thụ đạt 45 triệu tấn, giảm 7%; gạch ốp lát sản xuất đạt khoảng 191 triệu m2, giảm 10% và tiêu thụ chỉ khoảng 145 triệu m2, giảm tới 17%.

Bộ Xây dựng nhận định, trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản tiếp tục trạng thái trầm lắng. Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay nhưng hoạt động tại thị trường bất động sản vẫn chưa sôi động trở lại.

Thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả các phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, buộc phải dừng triển khai nhiều dự án bất động sản dẫn đến việc phải cắt giảm lao động… gây ảnh hưởng đến an sinh, trật tự xã hội.

Nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc. Nhà ở xã hội hoàn thành 25 dự án với khoảng 10,000 căn, đạt 50% so với 6 tháng cuối năm 2022. Có 4 dự án nhà ở xã hội hoàn thành với quy mô 934 căn hộ.

Dự án du lịch, nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành 8 dự án với 3,385 căn, tăng 33.3% so với quý 4/2022.

Về giá giao dịch, Bộ Xây dựng nhận xét vẫn tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022; trong đó, thời điểm giá giảm nhiều nhất là quý 1/2023. Giá chung cư tại nhiều địa phương giảm từ 2-6%, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6-10%, đất nền các dự án giảm khoảng 8-10% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy tổng lượng giao dịch bất động sản trong 6 tháng qua đạt khoảng 187,000 giao dịch thành công, chỉ bằng 36.13% so với 6 tháng cuối năm 2022.

Lượng giao dịch giam chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền. Lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ cũng ghi nhận tình trạng giảm và chỉ bằng 40.69%.

Khó khăn của thị trường bất động sản vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm, được quan tâm đặc biệt. Do đó, trong những tháng cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án bất động sản tại các địa phương, doanh nghiệp.

Trong số đó, Bộ Xây dựng sẽ chủ động đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, cân đối lại cung cầu, cơ cấu sản phẩm cho thị trường bất động sản; tăng nguồn cung, nhất là nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Cùng đó, Bộ Xây dựng sẽ thường xuyên theo sát diễn biến tình hình thị trường bât động sản; tăng cường thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường để kịp thời xử lý những vấn đề “nóng” phát sinh.

Thế Mạnh

FILI


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

Source link

Comments are closed.