BIDV đang tiên phong xây dựng hệ sinh thái Xanh như thế nào?
Việt Nam kiên định mục tiêu Net Zero vào năm 2050
Thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và suy giảm kinh tế. Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), gần 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ cần bổ sung đầu tư khoảng 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2022 – 2040. Nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon của mình để đạt được mục tiêu phát triển sao cho phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP.
Là trung gian tài chính của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo hướng tăng trưởng xanh thông qua cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh… Đề án Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam được ban hành theo Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 đã đặt mục tiêu chung cho toàn ngành: “từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Ngân hàng hàng đầu Việt Nam luôn đồng hành cùng mục tiêu Xanh của đất nước
Hiện nay BIDV là ngân hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tài chính quốc tế bậc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Riêng về hoạt động huy động vốn xanh, kể từ khi triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, đến nay BIDV là đối tác truyền thống hơn 30 năm của các tổ chức tài chính như WB, ADB, JICA, JBIC… và hiện là ngân hàng có thị phần lớn nhất, tới 21% trong huy động nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ủy thác quốc tế.
Được biết trong hoạt động tín dụng xanh, BIDV là ngân hàng đầu tiên công bố Khung khoản vay bền vững để cung cấp các sản phẩm khoản vay xanh, xã hội, liên kết bền vững cho các khách hàng doanh nghiệp trong nước, trong đó chú trọng tài trợ cho khách hàng lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp.
Đối với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ trong lĩnh vực xanh, hướng tới phát triển tín dụng bán lẻ bền vững, BIDV đã ban hành Gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực xanh: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, cung ứng thực phẩm an toàn… đáp ứng các chứng chỉ về an toàn, bảo vệ môi trường như VIETGAP, GLOBALGAP, BAP, ISO 22000, HACCP, GMP, SQF… đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm, chính sách mới hướng đến tín dụng xanh như xe điện, công trình xanh… đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững.
Việc triển khai đồng bộ hệ sinh thái sản phẩm xanh đã giúp BIDV đạt được những kết quả khả quan: Đến hết quý 2/2023, BIDV duy trì vị trí dẫn đầu thị trường về tài trợ lĩnh vực xanh với tổng số 1.776 dự án/phương án, với dư nợ đạt 66.176 tỷ đồng (tương đương 2,8 tỷ USD), chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng của BIDV và khoảng 13% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xanh toàn bộ nền kinh tế. Với kinh nghiệm và năng lực hàng đầu trong tiếp nhận và triển khai các dự án triển bền vững từ các định chế tài chính quốc tế, dự kiến dư nợ tín dụng cho các dự án xanh của BIDV sẽ đạt mức 3 tỷ USD vào năm 2025.
Cùng với sự gia tăng về quy mô tín dụng xanh, BIDV luôn chú trọng công tác quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong quy trình cấp tín dụng. BIDV còn được biết là ngân hàng trong nước đầu tiên ban hành Khung quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội vào năm 2018, áp dụng cho các dự án, khách hàng tiếp nhận nguồn vốn quốc tế, đồng thời khuyến khích các dự án vay vốn từ BIDV thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Triển khai Thông tư 17/2022/TT- NHNN ngày 23/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy định quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, theo đó, khi thẩm định các dự án/phương án vay vốn, BIDV sẽ thực hiện đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro môi trường, yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và trong quá trình giải ngân dự án, BIDV song song thực hiện giám sát, quản lý rủi ro môi trường xã hội, đảm bảo các dự án được tài trợ hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Tất cả những nỗ lực trên là minh chứng thể hiện trách nhiệm của BIDV, của ngân hàng lớn bậc nhất Việt Nam với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng quản trị rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, hướng hoạt động ngày càng tiệm cận đối với quy chuẩn, thông lệ quốc tế về tài chính bền vững.
Kiên định hướng tới mục tiêu “Người khổng lồ Xanh”
Với tầm nhìn đến 2030 trở thành “định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam”, BIDV luôn chú trọng tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện trên mọi mặt hoạt động, ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ nhằm xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm ngân hàng xanh.
Hiện BIDV có các sản phẩm ngân hàng xanh rất nổi bật trên thị trường, có thể kể đến “Gửi tiết kiệm xanh, cuộc sống trong lành”; “Khoản vay xanh cho doanh nghiệp Dệt may”; Gói sản phẩm tín dụng và bảo hiểm “Vững bước cho cuộc sống xanh” dành cho khách hàng cá nhân; “Chào hè Xanh cùng thẻ BIDV”; Sản phẩm “Hành trình xanh cùng BIDV” nhằm gia tăng số lượng khách hàng nhận sao kê qua email và không nhận sao kê giấy…
Đáng chú ý, BIDV là ngân hàng tiên phong ban hành Khung Trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế, được Moody’s cho điểm cao nhất. “BIDV đã xây dựng Khung Trái phiếu Xanh chính thức bao gồm 4 trụ cột tuân thủ Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) năm 2021 (bao gồm Phụ lục 1 tháng 6 năm 2022) đồng thời thể hiện những đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững” – Moody’s đánh giá.
Theo đơn vị cho biết, mới đây (ngày 25/10/2023), BIDV tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường khi là Ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh theo nguyên tắc của ICMA.
Trên hành trình “Xanh hóa” bảng cân đối tài sản của mình, với bề dày kinh nghiệm hàng đầu về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, BIDV đã tiên phong chủ động phối hợp, tham gia cùng các Bộ ngành tạo lập, chủ trì các diễn đàn, hội thảo khoa học như: Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam – Chung tay kiến tạo Kinh tế Xanh”, hội thảo “Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”, diễn đàn cấp cao thường niên về “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, diễn đàn “Tài chính bền vững khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” (SUFIP)… nhằm lan tỏa và nhấn mạnh thông điệp: BIDV sẵn sàng trở thành đối tác đồng hành với các Tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện chiến dịch chuyển dịch năng lượng toàn cầu và thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia.
Những hành động thiết thực trên của BIDV là minh chứng cho thấy những nỗ lực, những đóng góp của nhà băng này vì Việt Nam xanh, cũng cho thấy sự kiên trì, bền bỉ hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Người khổng lồ xanh” của ngân hàng lớn bậc nhất Việt Nam./.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.