Cổ phiếu tăng sốc 82,000%, hãng thuốc thảo dược đổ lỗi cho hiện tượng “bán non”
Cổ phiếu tăng sốc 82,000%, hãng thuốc thảo dược đổ lỗi cho hiện tượng “bán non”
Một công ty y học cổ truyền Trung Quốc đang thua lỗ đã quy trách nhiệm cho các nhà bán khống về đợt tăng giá cổ phiếu ngoạn mục trong tháng trước, đợt tăng này từng đưa giá trị tài sản trên giấy tờ của CEO công ty vào top 100 người giàu nhất thế giới.
Regencell Bioscience Holdings Ltd., có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), chuyên phát triển các liệu pháp thảo dược điều trị tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), đã chứng kiến cổ phiếu tăng vọt hơn 82,000% so với mức đáy hồi tháng 2. Tuy nhiên, kể từ đó, giá cổ phiếu của công ty đã lao dốc khoảng 80%.
Trong báo cáo tài chính tạm thời công bố ngày 30/06, Regencell là một công ty đã thua lỗ ròng suốt 6 năm liên tiếp, nhận định các nhà bán khống có thể là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu biến động mạnh một cách cực đoan.
“Chúng tôi tin rằng một hiện tượng ‘bán non’ do nhu cầu đột ngột tăng mạnh đối với cổ phiếu phổ thông của chúng tôi vượt xa nguồn cung đã và có thể tiếp tục dẫn đến biến động giá cực đoan”, theo hồ sơ công bố. Công ty cũng nhấn mạnh không có gì thay đổi về hoạt động kinh doanh hay tình hình tài chính.
Tại mức đỉnh ngày 17/06, cổ phần 86% của nhà sáng lập Yat-Gai Au có giá trị 33.3 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, đưa ông vượt qua những tên tuổi như Phil Knight và Masayoshi Son trong danh sách những người giàu nhất. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của ông hiện đã giảm xuống còn 6.8 tỷ USD.
Một số chuyên gia, bao gồm Ihor Dusaniwsky của S3 Partners, đã đặt câu hỏi về lời giải thích của ông Au về biến động giá cổ phiếu, cho rằng chúng “không thuyết phục”.
Dữ liệu từ S3 Partners cho thấy hiện tại lượng cổ phiếu bị bán khống của Regencell chỉ khoảng 1 triệu cổ phiếu, tương đương 3% lượng cổ phiếu lưu hành tự do vốn đã rất thấp của công ty. Với những con số này, Dusaniwsky nhận định các nhà bán khống khó có đủ sức ảnh hưởng để đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh.
“So sánh quy mô bán khống với khối lượng giao dịch, không thể nói đó là nguyên nhân”, Dusaniwsky, Giám đốc điều hành bộ phận phân tích dự báo của S3 Partners, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
![]() Giá cổ phiếu Regencell chỉ tăng vọt một thời gian dài sau khi lượng bán khống đã tăng đột biến. Nguồn: S3 Partners, Bloomberg
|
Tỷ lệ cổ phiếu bị bán khống trên tổng số cổ phiếu lưu hành tự do của Regencell từng tăng vọt lên trên 40% vào ngày 18/03, khi giá cổ phiếu công ty tăng từ 10 cent lên hơn 1 USD. Lượng bán khống nhanh chóng giảm xuống dưới 5% chỉ 3 tuần sau đó và duy trì ở mức này. Không có thay đổi đáng kể nào về số lượng cổ phiếu bị bán khống vào giữa tháng 6, thời điểm cổ phiếu Regencell đạt đỉnh 78 USD.
“Hoạt động mua vào và bán ra của nhà đầu tư dài hạn mới là động lực chính làm giá cổ phiếu biến động”, Dusaniwsky nhận định. Số lượng bán khống “chỉ là giọt nước giữa đại dương so với tổng khối lượng giao dịch trung bình”.
Người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), cơ quan quản lý hoạt động bán khống, từ chối bình luận, trong khi các nỗ lực liên hệ với Regencell đều không thành công.
Trong báo cáo tài chính tạm thời, Regencell ghi nhận khoản lỗ ròng 1.9 triệu USD trong 6 tháng kết thúc ngày 31/12/2024. Các hồ sơ cũng cho thấy công ty này liên tục thua lỗ trong tất cả các kỳ báo cáo kể từ năm 2019.
Quốc An (Theo Bloomberg)
FILI
– 08:21 03/07/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.