Kiểm soát lạm phạt nhưng cũng cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý

Áp lực điều hành vĩ mô

Phân tích về bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định năm 2022, nhiều nền kinh tế trên thế giới có sự điều chỉnh trong quan điểm điều hành chính sách, đó là chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất nhằm ưu tiên kiểm soát lạm phát thay vì phục hồi kinh tế.

“Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam dù đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực nhưng vẫn chịu tác động sâu sắc từ những biến động nhanh, mạnh của tình hình thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT thông tin từ cuối tháng 10/2022 trở lại đây, các động lực tăng trưởng, sản xuất công nghiệp… có xu hướng chậm lại; các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn của nước ta bị thu hẹp. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được xử lý, tháo gỡ triệt để; niềm tin thị trường giảm sút. Thị trường tiền tệ, ngoại hối chịu áp lực lớn; xuất hiện tình trạng khó khăn, có thời điểm xuất hiện “nút thắt” về dòng tiền, thanh khoản của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, xu hướng nhiều khó khăn nói trên được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2023, nhất là khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương vẫn đang cho thấy những tín hiệu, động thái tương đối thận trọng với lạm phát, thậm chí chấp nhận rủi ro suy thoái kinh tế cho tới khi lạm phát được kiểm soát.

Từ những phân tích trên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng trong điều kiện như vậy, áp lực điều hành chính sách vĩ mô đối với Việt Nam là rất lớn, phải cân đối hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, nhưng cũng phải chú ý đến đặc điểm của nước ta là nước đang phát triển nên cần quan tâm hơn đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Kiểm soát lạm phạt nhưng cũng cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định Việt Nam hiện đang là một quốc gia đang trong hành trình đổi mới.

Cần giải pháp đồng bộ, toàn diện

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định thời gian vừa qua, chúng ta thường xuyên đánh giá bối cảnh kinh tế thế giới bằng những cụm từ “bất định”, “phức tạp”, “khó lường”.

“Phải nhìn nhận thẳng thắn, Việt Nam là một quốc gia đang trong hành trình đổi mới và hội nhập với thế giới, từng bước cố gắng thu hẹp khoảng cách và bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực. Nền kinh tế của chúng ta có quy mô còn khá khiêm tốn, khả năng thích ứng, chống chịu trước những cú sốc đến từ bên ngoài còn hạn chế nhưng lại có độ mở lớn, dễ bị ảnh hưởng từ các biến động, dù là nhỏ của thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong tình hình mới.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Đảng, về quan điểm điều hành nền kinh tế, hiện nay, Nhà nước luôn xác định việc điều hành đồng bộ, hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là quan điểm, định hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Cụ thể, thời gian qua, Chính phủ đã đã điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa, linh hoạt và kịp thời thích ứng với các diễn biến bất định, rủi ro của thị trường trong nước và quốc tế.

Về giải pháp đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng các chính sách phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa, không triệt tiêu mà bổ sung cho nhau, thúc đẩy hiệu quả tổng thể của các chính sách, nhất là khi dư địa điều hành chính sách đang có xu hướng thu hẹp dần lại.

Đồng thời, nghiên cứu, rà soát, tháo gỡ những “nút thắt” giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để các chính sách vận hành và phối hợp đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành để phục vụ công tác xây dựng, điều hành các mục tiêu phát triển vĩ mô; nâng cao năng lực phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước, kịp thời tham mưu, đề xuất nhiều chính sách, giải pháp phù hợp.


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.