Dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ
Việt Nam thu hút FDI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Theo dự báo của Ngân hàng đầu tư JP Morgan đó là tới năm 2025, 65% tỷ lệ sản xuất Airpod, 20% Ipad, và 20% Apple Watch sẽ được Apple chuyển sang Việt Nam. Chuyên gia của JP. Morgan còn nhấn mạnh, Việt Nam đang nổi lên như là một trung tâm sản xuất cho các cấu phần camera và các dịch vụ sản xuất điện tử.
Intel cũng có kế hoạch mở rộng dự án tỷ USD tại Việt Nam tới 2025, chưa kể các công ty Mỹ khác như Boeing, Google và Walmart đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam tới đây, sau khi đã nghiên cứu thị trường.
Trong 9 tháng đầu năm, lượng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Đáng nói, đây là mức đầu tư cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 5 năm qua.
Như vậy, rõ ràng, nếu như bối cảnh khó khăn đang gây áp lực lên tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam thì giai đoạn phục hồi tới đây được dự báo sẽ là sự bùng nổ thu hút FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến chế tạo.
Trong 9 tháng đầu năm, lượng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa – Nguồn: Báo Đầu tư
Nhà máy Hana Micron Vina có trụ sở tại Bắc Giang với tổng diện tích hơn 6 ha. Đây là nhà máy thứ 2 tại Việt Nam của tập đoàn Hana Micron, đối tác sản xuất chip điện thoại cho Samsung. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, đây là cơ sở sản xuất lớn nhất trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của tập đoàn Hana Micron tại Hàn Quốc.
Dự kiến năm 2025, công ty sẽ nâng tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD, doanh thu dự kiến đạt 800 triệu USD và giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động.
Ông Chung Wonseok – Giám đốc Công ty TNHH Hana Micron Vina cho biết: “Việt Nam có những lợi thế lớn để thu hút FDI như các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu. Tình hình chính trị, an ninh ổn định. Tỉnh Bắc Giang nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung cũng luôn tích cực gặp mặt, lắng nghe các khó khăn và vấn đề của doanh nghiệp nước ngoài”.
Không chỉ thu hút FDI với công nghệ mới, mà công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì sức hút với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Công ty Takesho Food của Nhật Bản mới đây cũng vừa đầu tư 16 triệu USD để xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm tại thành phố Cần Thơ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính là chiết xuất protein từ phụ phẩm của con tôm thành gia vị phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Ông Toshinao Tanaka – Chủ tịch Công ty TNHH Thực phẩm Takesho Việt Nam cho biết: “Khu vực ĐBSCL là nơi nuôi trồng tôm rất lớn, có rất nhiều công ty chế biến về tôm đã xuất khẩu đi thế giới. Cần Thơ có nhiều điểm tương đồng với thành phố nơi tôi sống, vì thế chúng tôi đã quyết định đầu tư nhà máy tại đây để có thể sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của ĐBSCL cũng như giúp các doanh nghiệp chế biến tôm có thể phát triển và lớn mạnh hơn nữa”.
Ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội đánh giá: “Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có cơ sở hạ tầng tốt, điều kiện nhà máy, nhà xưởng, các tiêu chuẩn quy trình sản xuất, lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam có điểm tựa rất tốt từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”.
Mới đây, thành phố Cần Thơ cũng vừa khởi công khu công nghiệp VSIP có tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động. Đây là khu công nghiệp hợp tác Việt Nam – Singapore đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến tập trung phát triển lĩnh vực chế biến thực phẩm, là thế mạnh của khu vực này.
Doanh nghiệp Singapore quan tâm đến thị trường Việt Nam
Rõ ràng là đang có một cuộc đua rót vốn FDI vào Việt Nam, với đích đến trước mắt là 2025. Đầu tư vào chế biến chế tạo vẫn giữ ngôi vị số 1. Còn nếu xét về quốc gia thì các đối tác từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chiếm tới gần 80%, với Hàn Quốc có tín hiệu tăng tốc. Tuy nhiên, giữ ngôi vị số 1 nhiều năm liên tiếp thì vẫn luôn là Singapore, do đặc thù là trung tâm trung chuyển của dòng vốn.
Ngày 20/10, đoàn doanh nghiệp đến từ Singapore cũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Trung tâm sau khi được khánh thành sẽ trở thành hạt nhân của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam và là nơi thu hút nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực này.
Nếu những ai biết tới Shopee, hay thể thao điện tử Garena có thể cũng đã từng nghe tới tên tập đoàn Sea. Trên thực tế, Sea Group đã bước chân vào Việt Nam từ năm 2009 với số vốn lên đến hàng nghìn tỉ đồng và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Mới đây nhất, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bắc Ninh với năng lực xử lý đến 2,5 triệu bưu kiện mỗi ngày
Ông Jason Bay – Giám đốc Văn phòng vận hành Tập đoàn Sea (Singapore) cho biết: “Muốn thương mại điện tử phát triển, thì hệ thống hạ tầng, logistic phải hoàn thiện, đáp ứng tiêu chí nhanh, tin cậy. Đó là lí do chúng tôi đầu tư vào mảng này tại Việt Nam. Nền kinh tế số của Việt Nam rất tiềm năng, khi sẽ đóng góp tới 30% GDP vào năm 2030. Chúng tôi muốn tham gia vào hành trình đó”.
Hơn 60 doanh nghiệp Singapore đang có mặt tại Việt Nam để tham dự một hội nghị kết nối kinh doanh giữa 2 quốc gia, bao gồm cả những doanh nghiệp đã đầu tư tỉ USD và cả những doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để rót vốn.
Ông Teranca Choy – Giám đốc Công ty Fingertips (Singapore) cho hay: “Tiềm năng từ nền kinh tế số của Việt Nam bao gồm cả khu vực công và khu vực tư nhân là rất lớn và vô cùng hấp dẫn với các công ty trong lĩnh vực chuyển đổi số như chúng tôi. Chúng tôi rất mong muốn có thể nắm bắt được cơ hội hợp tác ngay trong chuyến đi lần này”.
Các cam kết FDI mới phản ánh niềm tin tiếp tục của nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng của Việt Nam bất chấp những bất ổn toàn cầu. Ảnh minh họa – Nguồn: Báo Đầu tư.
Với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, theo như lời 1 doanh nhân Singapore, Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được đánh thức như ẩm thực, du lịch, hay chăm sóc sức khỏe. Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để thu hút đầu tư như người tiêu dùng trẻ, nguồn lao động dồi dào và quan trọng là một khát khao phát triển bền vững.
Ông Jaya Ratnam – Đại sứ Singapore tại Việt Nam đánh giá: “Giữa bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều thách thức, Việt Nam vẫn giữ được những điểm sáng, trong đó phải kể đến việc Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI”.
Từ tiền đề là chuyến đi vào tháng 2 của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Singapore, thiết lập quan hệ đối tác kinh tế số, kinh tế xanh, tiến đến hợp tác bền vững… thì mới đây, chuyến viếng thăm quan trọng của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đến Việt Nam như lời khẳng định mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa 2 quốc gia đang tiếp tục tiến thêm vào chiều sâu.
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, các cam kết FDI mới phản ánh niềm tin tiếp tục của nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng của Việt Nam bất chấp những bất ổn toàn cầu.
Thực tế sự cải thiện của chỉ số niềm tin BCI của cộng đồng doanh nghiệp EU tại Việt Nam vào quý III vừa rồi cũng cho thấy dấu hiệu đảo chiều và bắt đầu cải thiện theo bối cảnh kinh tế thế giới. Quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy dòng vốn mồi đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn qua, đặc biệt là tập trung vào cơ sở hạ tầng, được kỳ vọng sẽ chất xúc tác quan trọng cho dòng vốn ngoại giai đoạn tới đây.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.