Tàn dư sau 16 triệu năm, là ‘vũ khí’ giúp nước Mỹ chi phối tương lai ngành xe điện
Theo The Verge, Lithium Americas vừa khởi công khai thác khoáng sản tại Đèo Thacker, Nevada dù vấp phải sự phản đối gay gắt từ người dân địa phương. Động lực chủ yếu đến từ việc khu vực tàn tích siêu núi lửa này hiện đang sở hữu một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới.
Thứ mà Lithium Americas đang tìm kiếm là một loại khoáng chất đất sét có tên illit, chứa nồng độ lithium gấp đôi so với khoáng smectite thường được tìm thấy trên khắp miệng núi lửa. Hiện tượng thiên nhiên này 16 triệu năm về trước đã để lại cho Nevada một dải dài của những ngọn núi hùng vĩ, dưới chân là những thung lũng khô cằn chứa đầy những kho báu thế kỷ, chẳng hạn như vàng, bạc, thủy ngân, uranium…
Nhu cầu toàn cầu về pin lithium được dự báo sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030. Thứ kim loại màu trắng bạc này đa phần đều đến từ Úc và Chile, song chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng nội địa ngay tại Mỹ để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch.
“Hiểu nguồn gốc của một mỏ khoáng sản sẽ quyết định nơi bạn sẽ tìm kiếm chúng. Câu hỏi đặt ra là McDermitt có gì đặc biệt?”, Chris Henry, nhà nghiên cứu địa chất tại Cục Mỏ Địa chất Nevada, cho biết.
Núi lửa ở McDermitt phun trào hàng triệu năm về trước và để lại một miệng núi chứa đầy đất sét smectite giàu lithium. Nghiên cứu trước đây cho thấy lithium ban đầu thường được tích tụ trong miệng núi lửa.
Tuy nhiên, theo Thomas Benson, phó chủ tịch thăm dò toàn cầu tại Lithium America, ‘sự tích’ đó vẫn không thể giải thích được rằng làm thế nào illit lại hình thành với nồng độ lithium cao đáng ngạc nhiên đến thế. Nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích các hợp chất hóa học từ 3 mẫu phẩm để cố gắng truy tìm câu trả lời.
Kết quả, ông Benson phát hiện ra rằng sau khi núi lửa dừng phun trào, một hiện tượng gọi là ‘làm giàu thủy nhiệt’ xuất hiện và chúng gián tiếp tạo ra illit. Tuy nhiên, theo nhà địa chất học Henry, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn.
“Chúng tôi sẽ không khai thác ở phần rìa phía bắc miệng núi lửa. Chúng tôi sẽ nhắm vào phía nam”, ông Thomas Benson nói.
Những năm gần đây, công ty tiền thân của Lithium Americas đã lên kế hoạch khai thác xung quanh Đèo Thacker. Động thái trên được đưa ra, trong bối cảnh nước Mỹ đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu sản xuất xe điện trong nước.
Vào tháng 1, tập đoàn GM công bố khoản đầu tư lên tới 650 triệu USD vào Lithium Americas để được tiếp cận độc quyền lithium từ Đèo Thacker Pass. Khu vực này chứa cả smectite, illite và công ty đang có kế hoạch khai thác lithium từ cả hai khoáng vật này.
Lithium Americas hiện đã tuyên bố chủ quyền tại các khu vực xoay quanh miệng núi lửa. Các đối thủ cạnh tranh cũng đang cố gắng chạy đua, trong đó có một công ty đến từ Australia.
“Dự án của chúng tôi phải thực hiện ngay bây giờ. Chúng tôi không có nhiều thời gian”, James Calaway, Chủ tịch Ioneer, một công ty Australia đang phát triển mỏ khai thác phía tây nam Nevada, cho biết.
Theo Bloomberg, Lithium Americas đã hứa hẹn cung cấp 300 công việc lâu dài, với mức lương trung bình là 62.000 USD, tức gần gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của Quận Humboldt. Hợp tác với Đại học Great Basin, công ty này còn tổ chức các buổi hội thảo đào tạo việc làm cho người dân địa phương và cam kết đầu tư 5 triệu USD cho một trường mầm non và bảo tàng văn hóa mới. Mỏ khai thác cũng có tiềm năng trở thành động lực kinh tế cho cộng đồng.
Dĩ nhiên, dự án này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân địa phương. Đa số các chủ trang trại tại đây đều cho rằng việc khai thác mỏ khoáng sản tác động trực tiếp đến nguồn nước ngầm nuôi gia súc, đồng thời ảnh hưởng đến di sản, đời sống và đất đai tổ tiên họ để lại.
Câu chuyện về chủ trang trại Bartell là một ví dụ. Lần đầu tiên nghe về mỏ lithium, ông không nghĩ ngợi nhiều. Mãi sau này, những tác động tiêu cực đến môi trường mới được người đàn ông này cân nhắc.
Bartell lo sợ việc khai thác sẽ tác động đến hệ sinh thái của những động vật sống. Những chiếc xe tải chở đầy lưu huỳnh cũng sẽ đi qua một ngôi trường tiểu học nơi vợ anh, Brenda, đang dạy học. Chúng, sau khi được đốt cháy và trộn lẫn với nước, sẽ tạo ra 5.800 tấn axit sunfuric độc hại mỗi ngày. 354 triệu mét khối chất thải mỏ cũng nằm dọc con đường đất mà ông Bartell thường xuyên đi qua để kiểm tra đàn gia súc ăn cỏ trên núi.
“Đó quả là một cơn ác mộng về môi trường”, ông Bartell phàn nàn, đồng thời bày tỏ nỗi lo lắng cho kế sinh nhai của mình.
Được biết 2 trang trại chăn nuôi lân cận đã cho phép Lithium Americas quyền sử dụng nguồn nước. Bartell nói điều này sẽ đe dọa cánh đồng lúa mạch đen cao đến ngang vai của ông.
“Chúng tôi rất lo ngại”, John Hadder, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Great Basin Resource Watch nói đồng thời cho biết việc khai thác tại Đèo Thacker sẽ gây ra rủi ro về chất lượng không khí cho người dân, động vật hoang dã và vật nuôi gần đó.
Đáp lại, các luật sư đại diện bên khai thác tuyên bố đã tiến hành dàn xếp thích hợp với người dân địa phương, đồng thời “xem xét kỹ lưỡng các tác động môi trường” và “đưa ra lời giải thích hợp lý cho các quyết định của mình”.
Theo:
The Verge, Bloomberg
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.