Doanh nghiệp ‘khóc thét’ vì lãi vay ngân hàng
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc lớn ở Hà Nội cho biết, doanh nghiệp đang vay nợ cũ với mức lãi suất 11%/năm một chi nhánh của ngân hàng BIDV. Đến thời điểm này, doanh nghiệp chưa được giảm lãi suất và mới đang được ngân hàng hướng dẫn làm hồ sơ giãn nợ theo Thông tư 02.
“Hiện, chúng tôi không có dự án triển khai, nguồn tiền khó khăn trong việc trả nợ. Dù biết là giãn nợ sau vẫn phải trả gốc và lãi nhưng giãn được sớm thời gian nào, sẽ tốt cho doanh nghiệp lúc đó. Doanh nghiệp đang tìm mọi cách tồn tại nuôi nhân viên bằng việc đi xây lắp nhưng với giá vật liệu tăng cao nên chỉ đủ tạo công ăn việc làm cho nhân viên”, vị này nói.
Ông Hoàng Văn Vinh – Chủ tịch một doanh nghiệp du lịch tại miền Trung – cho biết: “Tôi nợ ngân hàng 200 tỷ đồng với lãi suất 13,5%/năm. Sau khi biết thông tin ngân hàng này tuyên bố giảm lãi suất 0,5%/năm cho khách hàng tôi liên hệ nhưng phía chi nhánh từ chối. Bên cạnh đó, việc giãn nợ cũng chưa thực hiện vì phía ngân hàng còn phải nghiên cứu”.
Ông Vinh cho biết, doanh nghiệp mong sớm được giảm lãi suất bởi 200 tỷ đồng giảm 0,5% cũng là con số không nhỏ trong bối cảnh doanh nghiệp du lịch vẫn chưa thể phục hồi. Còn việc giãn nợ dù chỉ vài tháng cũng là “cứu cánh” cho doanh nghiệp lúc này.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Kỳ – Chủ tịch Vietravel – cho biết, chính sách nào hỗ trợ doanh nghiệp lúc này đều rất cần thiết. Tuy nhiên, ông Kỳ cho rằng, chính sách phải đi vào cuộc sống ngay trước khi doanh nghiệp “sụp đổ”.
“Với doanh nghiệp tôi, với gói vay cũ chỉ áp dụng vay ngắn hạn 1 năm doanh nghiệp phải đảo nợ. Nhưng đến thời điểm, doanh nghiệp chưa được giảm lãi suất nên mong sớm được áp dụng các chính sách về giảm lãi vay”, ông Kỳ nói.
Theo ông Kỳ, với việc giãn nợ, ngân hàng phải hướng dẫn cụ thể chi tiết, quá trình thực thi. Thậm chí ngân hàng phải kiểm soát đánh giá sự phục hồi của doanh nghiệp
Đặc biệt, ông Kỳ cho biết, với doanh nghiệp muốn tiếp cận gói vay mới với lãi suất ưu đãi, ngân hàng phải hạ tiêu chí cho vay. Cụ thể, với doanh nghiệp du lịch chỉ cần hợp đồng ký với khách hàng làm tài sản thế chấp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vay hơn.
“Doanh nghiệp ngành du lịch, thậm chí hàng không đang rất khó khăn. Hiện, chúng tôi đang phải “bò” để bươn chải chứ ngồi than sẽ không giải quyết việc gì”, ông Kỳ nói.
Trước đó, tại cuộc họp triển khai Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – cho biết, Thông tư 02 là một trong những giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải có hướng dẫn nội bộ, quy trình, thủ tục đơn giản, thuận lợi. Thực sự phải coi việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đảm bảo chính sách này được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan.
Với thời hạn kéo dài cho những khoản nợ đến hạn và kéo dài thời gian được cơ cấu tối đa là một năm, chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp có thêm nguồn lực, điều kiện tái tạo quay vòng nguồn vốn kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có thêm điều kiện tài chính để đảm bảo việc chưa giải quyết được đơn hàng tồn kho, vượt qua khó khăn.
Liên quan đến việc giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhiều cuộc họp đã nhắc nhở các ngân hàng phải hạ lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay.
Theo Phó Thống đốc, 4 tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại trong đã có 2 đợt giảm lãi suất cho vay. Sắp tới trên tinh thần chỉ đạo cũng như định hướng, vận động các ngân hàng thương mại thông qua Hiệp hội Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho doanh nghiệp.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.