Mục tiêu lợi nhuận vượt 10.000 tỷ, chia cổ tức 18%, tiếp tục kế hoạch bán vốn cho nước ngoài

Chiều nay ngày 11/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Mục tiêu lợi nhuận vượt 10.000 tỷ

Tại cuộc họp, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ trình cổ đông  kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 với 2 phương án tương ứng với 2 hai kịch bản hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, phương án 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 10%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6,15% lên 10.285 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 8,93% đạt 600.106 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 dự kiến tăng 12,05% đạt 456.180 tỷ đồng.

Phương án 2 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 14%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,67%, lên 10.626 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 10,09% đạt 606.500 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 dự kiến tăng 14,78% lên 467.291 tỷ đồng.

Như vậy, cả hai phương án kinh doanh của SHB đều đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 10.000 tỷ.

Ngoài ra, cả hai phương án cũng đều dự kiến vốn điều lệ tăng thêm 19,47% lên 36.645 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến cho năm 2023 là 15%.

ĐHĐCĐ SHB: Mục tiêu lợi nhuận vượt 10.000 tỷ, chia cổ tức 18%, tiếp tục kế hoạch bán vốn cho nước ngoài - Ảnh 1.

Nguồn: SHB

Dự kiến trả cổ tức 18% bằng cổ phiếu, phát hành ESOP và tăng vốn lên trên 36.600 tỷ

Tại đại hội, SHB cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022.

Theo đó, với lợi nhuận sau thuế năm 2022 chưa bao gồm lợi nhuận SHB tại Lào và Campuchia là hơn 7.634 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến trích lập hơn 1.250 tỷ đồng cho các quỹ và 5.520 tỷ đồng để chia cổ tức. Lợi nhuận còn lại là gần 864 tỷ đồng.

Về phương án chia cổ tức, Ngân hàng sẽ hành hơn 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 18 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế và sau khi trích lập các quỹ theo quy định pháp luật theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2022.

Thời gian phát hành trong vòng 45 ngày kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Số vốn điều lệ dự kiến tăng thêm là 5.520 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào vốn kinh doanh.

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ phát hành 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu phổ thông phát hành cho người lao động sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 18 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023, do Hội đồng quản quyết định sau khi ĐHĐCĐ thông qua và được sự chấp thuận của cơ quản lý Nhà nước. Số vốn tăng thêm sẽ sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay, đầu tư, cấp tín dụng.

Sau khi hoàn tất hai đợt phát hành trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên 36.645 tỷ đồng.

Tiếp tục kế hoạch bán vốn cho nước ngoài

Tại đại hội, HĐQT SHB cũng báo cáo ĐHĐCĐ một số nội dung theo Nghị quyết ĐHĐCĐ cần tiếp tục thực hiện triển khai trong năm 2023.

Thứ nhất, tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Cụ thể, SHB cho biết từ đầu năm 2022, ngân hàng đã triển khai làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức, định chế tài chính lớn. Tuy nhiên, cuối năm 2022 thị trường tài chính và chứng khoán của thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, dẫn đến định giá công ty niêm yết nói chung và các ngân hàng nói riêng bị ảnh hưởng tiêu cực. Để bảo vệ tối đa lợi ích cho các cổ đông hiện hữu và đảm bảo giá phát hành phù hợp, việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tạm dừng tại thời điểm cuối năm.

Do vậy, HĐQT SHB trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc SHB tiếp tục thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ 2022 về phương án tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo Tờ trình số 04/TTr-HĐQT ngày 30/03/2022 trong năm 2023 hoặc cho đến khi hoàn thành giao dịch với nhà đầu tư.

Thứ hai, chuyển đổi mô hình hoạt động của Ngân hàng TNHH MTV Sài Gòn – Hà Nội Lào (SHB Lào). và Ngân hàng TNHH Đại chúng Sài Gòn – Hà Nội Campuchia (Ngân hàng TNHH MTV Sài Gòn – Hà Nội Campuchia/ SHB Campuchia).

Cụ thể, SHB cho biết việc chuyển đổi mô hình hoạt động của SHB Lào và SHB Campuchia phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật nước sở tại tương ứng và quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan. Trong năm 2022, đại diện SHB tại Lào, Campuchia cũng có các buổi làm việc với Chính Phủ nước sở tại, được giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng. Hiện nay SHB Lào và SHB Campuchia vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, lựa chọn đối tác để phù hợp với định hướng chiến lược và đáp ứng quy định pháp luật hai bên.

Do vậy, HĐQT SHB trình ĐHĐCĐ thông qua việc SHB tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của SHB Lào và SHB Campuchia theo Tờ trình số 07/TTr-HĐQT ngày 01/04/2021 tại ĐHĐCĐ 2021.

Thứ ba, xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Cụ thể, SHB cho biết trong năm 2022, ngân hàng không phát sinh nghiệp vụ xuất toán ngoại bảng. Để tuân thủ quy định của NHNN đối với các khoản nợ đã xử lý rủi ro đủ điều kiện để xuất toán ngoại bảng và kịp thời xử lý các công việc khi có phát sinh trong năm 2023, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua SHB tiếp tục thực hiện xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng theo Tờ trình số 05/TTr-HĐQT ngày 30/03/2022 tại ĐHĐCĐ năm 2022.

Bên cạnh các nội dung trên, ban lãnh đạo SHB cũng sẽ trình cổ đông thông qua một số tờ trình quan trọng khác liên quan đến việc bầu bổ sung và thay thế thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Bầu thay thế và bổ sung tổng cộng 4 thành viên Hội đồng quản trị

Tại đại hội lần này, SHB cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc bầu thay thế thành viên HĐQT.

Cụ thể, HĐQT cho biết ông Nguyễn Văn Lê – Thành viên HĐQT và ông Võ Đức Tiến – Phó Chủ tịch HĐQT không thể tiếp tục tham gia hoạt động của HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 vì lý do sức khoẻ. Trước đó, SHB cũng đã miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT là ông Trịnh Thanh Hải và bà Nguyễn Thị Hoạt từ ngày 20/4/2022.

Do đó, để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, HĐQT SHB trình đại hội thông qua việc miễn nhiệm chức vụ với hai thành viên trên và thay đổi cơ cấu nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 8 thành viên trong đó có hai thành viên HĐQT độc lập.

Các nhân sự được bầu bổ sung và thay thế thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm bà Ngô Thu Hà, ông Đỗ Đức Hải, ông Phạm Viết Dần và ông Haroon Anwar Sheikh.

Trong đó, bà bà Ngô Thu Hà hiện đang là Tổng Giám đốc SHB và ông Đỗ Đức Hải hiện giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc SHB.

Ông Phạm Viết Dần đã gắn bó gần 7 năm tại SHB, giữ các chức vụ Giám đốc Khối Quản trị rủi ro SHB từ tháng 09/2016 tới tháng 09/2022, Thành viên Hội đồng Thành viên Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB FC) từ tháng 07/2020 đến nay.

Ông Haroon Anwar Sheikh có 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tư vấn tài chính, chuyển đổi số.

Ông đã từng giữ các chức vụ cấp cao tại các Ngân hàng, Tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như Giám đốc Quản lý tín dụng Ngân hàng Citibank; Giám đốc Quan hệ Khách hàng Ngân hàng ANZ Grindlays; Giám đốc Khối Tài chính Doanh nghiệp Ngân hàng BMO của Montreal tại Toronto; Thành viên các Ủy ban điều hành, Ủy ban quản lý tài sản nợ – có, Ủy ban rủi ro, Quản trị dữ liệu và Diễn đàn trải nghiệm khách hàng Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Hiện nay, ông Haroon Anwar đang là Giám đốc Công ty TNHH Valiant Vietnam, hoạt động trong lĩnh vực Chuyển đổi số và Tư vấn chiến lược kinh doanh.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.