VPBank nhảy vọt về quy mô vốn, nhóm Big 4 sẽ thành Big 4 + 1?

Big 4 + 1

Sau nhiều chờ đợi và đồn đoán về thương vụ phát hành riêng lẻ giữa VPBank và Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, thỏa thuận giữa hai bên đã chính thức được ký kết, mở ra một chương mới cho hai ông lớn trong ngành ngân hàng Việt Nam và Nhật Bản.

Theo thông tin được VPBank công bố, với mức giá 30.160 đồng/cổ phiếu, thương vụ bán 15% vốn này mang về cho ngân hàng 35,9 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 1,5 tỷ USD), nâng tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ 103,5 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022 lên gần 140 nghìn tỷ đồng. Với nguồn vốn tăng thêm, VPBank hiện xác lập vị trí ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu lớn thứ hai Việt Nam, theo sát ông lớn Vietcombank.

Trong hoạt động ngân hàng, vốn chủ sở hữu càng lớn, lợi thế cạnh tranh về chi phí vốn, hệ số an toàn vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng càng cao. Bản thông cáo gửi các nhà đầu tư và cơ quan truyền thông của VPBank, ngân hàng cũng nhấn mạnh nền tảng vốn lớn cho phép VPBank có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Với tỷ lệ nắm giữ 15% vốn điều lệ, SMBC sẽ là cổ đông lớn nhất của VPBank. Ở vai trò là một cổ đông lớn, chắc chắn SMBC hay rộng hơn là tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group sẽ hỗ trợ VPBank cả về mặt tài chính và kinh nghiệm thị trường cho VPBank. Sự hỗ trợ này, thực tế, đã được thực hiện từ năm 2022. Trong năm qua, SMBC chính là ngân hàng đứng ra thu xếp các khoản vay hợp vốn trị giá hơn 1 tỷ USD từ các định chế tài chính quốc tế cho VPBank, giúp ngân hàng cải thiện năng lực vốn và thanh khoản trong bối cảnh thị trường huy động trong nước khó khăn.

Hiện tại, với tổng tài sản hơn 2.100 tỷ USD và được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đánh giá cao (Fitch Ratings và Standard & Poor’s Global xếp hạng A, Moody’s xếp hạng A1), Sumitomo Mitsui Financial Group có thể được coi như là một hậu phương, một bệ đỡ vững chắc phía sau của VPBank. Xét trên yếu tố quy mô vốn và được chống lưng bởi một cổ đông uy tín, có tiềm lực tài chính hùng hậu, VPBank giờ đây có thể sánh với bốn ngân hàng quốc doanh, hay còn gọi là nhóm Big 4. Nói một cách khác, Big 4 giờ đây có thể là Big 4 + 1.

Triển vọng kinh doanh rộng mở

Việc chốt thương vụ M&A sáng giá nói trên, thực tế, không quá bất ngờ, khi hồi đầu năm SMBC đã phát đi thông cáo chấm dứt quan hệ chiến lược với Eximbank và bắt đầu quá trình thoái vốn tại ngân hàng này. Khi đó, ngân hàng Nhật Bản cũng khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua mối quan hệ hợp tác với VPBank.

Vì vậy, câu hỏi hiện tại là ngoài quy mô vốn ra, SMBC sẽ mang lại những lợi ích gì khác cho VPBank?

Trước hết, với tiềm lực tài chính được tăng cường từ thương vụ bán vốn thành công sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực, giảm bớt áp lực lên chi phí vốn giúp ngân hàng có thêm cơ sở hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vẫn còn cao.

“Quan hệ hợp tác [giữa VPBank và SMBC] này sẽ không chỉ mang lại nguồn vốn cấp 1 mới mà còn mở rộng các cơ hội tăng trưởng chiến lược và hỗ trợ VPBank tối ưu hóa chi phí huy động trong bối cảnh lãi suất cao hiện nay,” Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận xét trong một bản nhận định nhanh được gửi tới các nhà đầu tư sau khi thỏa thuận được công bố.

Tiếp đó, quy mô vốn lớn có thể giúp VPBank nhận được room tín dụng cao hơn, từ đó phục vụ các kế hoạch kinh doanh trong năm. Báo cáo đánh giá của CTCK VNDirect phát hành hồi giữa tháng 3 ước tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VPBank sau thương vụ bán vốn thành công sẽ lên tới 20,5% (CAR cuối năm 2022 14,9%) – trở thành một lợi thế để ngân hàng được cấp hạn mức tính dụng cao từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm 2023. Trong năm 2022, VPBank nhận hạn mức tín dụng lên tới 31% từ NHNN, mức cao nhất hệ thống.

VNDirect đồng thời đưa ra nhận định: “Với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn, chúng tôi cũng kỳ vọng VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào các sản phẩm và năng lực mới, ví dụ như VPBank Securities ở mảng chứng khoán hay OPES ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ. Mối quan hệ được thắt chặt hơn với Sumitomo là một điểm tích cực khác.”

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT VPBank, chia sẻ thêm rằng, bên cạnh có một bước nhảy vọt về quy mô vốn, sự kết hợp giữa kinh nghiệm thấu hiểu thị trường trong 30 năm của VPBank, với những bí quyết và năng lực kinh doanh, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn cao nhất tại 39 thị trường trên khắp thế giới của SMBC, sẽ đưa VPBank trở thành một ngân hàng có bề dày kinh nghiệm, năng lực quản trị rủi ro, cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất Việt Nam.

Quá trình chuyển đổi số cũng là một trong những yếu tố được kỳ vọng đẩy nhanh sau khi SMBC tham gia vào hoạt động của VPBank, nhằm mang đến những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.